Bên cạnh đó, ngành Xây dựng đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam khi đất nước bước sang thời kỳ đổi mới đòi hỏi có thêm nhiều công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, thương mại… Do đó, nhu cầu nhân lực đặc biệt là nhân lực có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành Xây dựng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ rất lớn.
Chương trình đào tạo ngành Kinh tế xây dựng được sự góp ý và đánh giá cao của các chuyên gia đầu ngành Kinh tế xây dựng-Quản lý xây dựng, của các cơ sở giáo dục trên khắp cả nước hiện có đào tạo ngành Kinh tế xây dựng-Quản lý xây dựng, của các doanh nghiệp và cơ quan quản lý liên quan đến hoạt động xây dựng.
1. NGÀNH KINH TẾ XÂY DỰNG TẠI MUCE ĐƯỢC ĐÀO TẠO RA SAO?
Ngành Kinh tế xây dựng bao gồm 2 chuyên ngành là Kinh tế xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp và Kinh tế xây dựng công trình giao thông.
Sinh viên ngành Kinh tế xây dựng được trang bị kiến thức cơ bản về kỹ thuật xây dựng và chuyên sâu về kinh tế kỹ thuật trong lĩnh vực đầu tư xây dựng tạo tiền đề cơ sở hình thành nên các kỹ năng về đo bóc và kiểm soát khối lượng công trình, lập và sử dụng định mức xây dựng công trình, lập tổng mức đầu tư và dự toán xây dựng công trình, phân tích hiệu quả đầu tư của công trình; phân tích các hoạt động kinh tế trong xây dựng công trình; đấu thầu trong hoạt động xây dựng; lập kế hoạch cung ứng nguồn lực trong xây dựng; kiểm toán xây dựng bằng các học phần bao gồm cả lý thuyết lẫn thực hành, thực tập.
Bên cạnh đó, sinh viên ngành Kinh tế xây dựng được trang bị thêm các kiến thức và kỹ năng về giao tiếp, thuyết trình, thảo luận, làm việc độc lập và làm việc theo nhóm, khởi nghiệp, ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghề nghiệp.
Trong quá trình học tập tại MUCE sinh viên ngành Kinh tế xây dựng được học tập, trao đổi, nghiên cứu khoa học cùng các giảng viên cơ hữu của nhà trường cùng các chuyên gia đến từ các cơ sở giáo dục và đơn vị doanh nghiệp uy tín trên khắp cả nước.
2. HỌC KINH TẾ XÂY DỰNG RA TRƯỜNG LÀM GÌ?
Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo ngành Kinh tế xây dựng, chuyên ngành Kinh tế xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp, Kinh tế xây dựng công trình giao thông có thể làm việc có thể đảm nhận công việc tại các bộ phận như sau:
- Lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu tại các đơn vị tư vấn đấu thầu; Lập hồ sơ dự thầu tư vấn hoặc thi công xây lắp;
- Kiểm soát khối lượng và lập hồ sơ thanh quyết toán hợp đồng xây dựng, lập kế hoạch thi công và kiểm soát chi phí trong quá trình thi công;
- Phân tích và lập kế hoạch quản lý các hoạt động kinh tế nghiệp vụ trong doanh nghiệp xây lắp hoặc doanh nghiệp tư vấn xây dựng;
- Thẩm định giá dự án đầu tư xây dựng trong các ngân hàng thương mại; Kiểm toán xây dựng;
- Ngoài ra còn có thể làm việc tại các cơ quan hoạch định chính sách cấp quốc gia và cấp vùng, địa phương; Các cơ quan nhà nước liên quan đến hoạt động xây dựng; Các viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng.
3. HỌC KINH TẾ XÂY DỰNG CẦN NHỮNG TỐ CHẤT GÌ?
Để học tốt ngành Kinh tế xây dựng bạn cần có những tố chất như sau:
- Cẩn thận, trách nhiệm;
- Thân thiện, nhanh nhẹn;
4. ĐIỀU KIỆN TUYỂN SINH VÀ THỜI GIAN ĐÀO TẠO
- Mã trường: XDT;
- Mã ngành: 7580301;
- Bậc đào tạo: Đại học chính quy;
- Thời gian đào tạo: 4 năm;
- Đối tượng xét tuyển: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương;
- Người tư vấn chuyên môn: